Biểu tượng của Malaysia bao gồm những gì? Ý nghĩa của mỗi hình ảnh như thế nào? Chắc hẳn đây là thắc mắc chung của nhiều người khi tìm hiểu về đất nước được gọi là trái tim của Đông Nam Á. Trong bài viết hôm nay, vieclammalaysia.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểu thông tin chi tiết từ A đến Z về biểu tượng của nước Malaysia.
Malaysia – Quốc gia với sự đa dạng trong văn hóa
Có thể bạn đã biết, Malaysia là một quốc gia đa tôn giáo với nền văn hóa vô cùng đa dạng. Bạn sẽ được trải nghiệm những lễ hội thú vị cùng các món ăn tuyệt vời khi đến đây. Bên cạnh đó, biểu tượng Malaysia cũng là một yếu tố quan trọng giúp du khách hiểu hơn về những nét đặc trưng trong văn hóa và bản sắc của họ.
Xem thêm: Biển Malaysia – Tổng Hợp Các Bãi Biển Đẹp Nhất Cho Du Khách
Tháp đôi Petronas – Biểu tượng cho nền kinh tế
Trong lĩnh vực du lịch, tháp đôi Petronas là một biểu tượng của Malaysia thể hiện niềm tự hào, sự thịnh vượng, kinh tế hùng mạnh của người dân Malaysia. Tòa tháp đôi Petronas chính thức hoàn thành vào năm 1998 với sự kết hợp hài hòa giữa phong cách hiện đại cùng kiến trúc của các nhà thờ Hồi giáo, điều này tạo nên một nét đẹp độc đáo mà bạn khó tìm kiếm được ở bất cứ nơi nào.
Phần lớn, kết cấu của tòa tháp này là bê tông cốt thép có khả năng chịu lực cao, hai bên mặt được làm bằng kính và có hình dạng xoắn ốc nhỏ dần trên đỉnh. Điểm nhấn ấn tượng của Petronas là chiếc cầu Skybridge nối liền giữa hai tòa nhà. Đây không chỉ là cây cầu để di chuyển mà còn là nơi thoát hiểm trong những trường hợp khẩn cấp. Vào mỗi buổi sáng, du khách sẽ được đi qua cầu miễn phí nhưng số lượng vé có giới hạn. Do đó, bạn cần phải đặt vé trước và đến đây từ sớm để không phải chờ đợi lâu.
Cho đến hiện tại, Petronas vẫn đang giữ kỷ lục là tòa tháp đôi cao nhất trên thế giới. Nếu như đến Malaysia mà bạn không ghé thăm tòa nhà Petronas để tận hưởng khung cảnh lung linh cùng bầu không khí náo nhiệt thì quả là một điều vô cùng thiếu sót.
Hoa dâm bụt – Đại diện cho niềm tin và may mắn
Hoa dâm bụt đỏ là biểu tượng của Malaysia, nó đại diện cho sự may mắn, niềm tin, lòng anh dũng, ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân. Vào năm 1960, hoa dâm bụt đã được công nhận trở thành quốc hoa của Malaysia với nền văn hóa đậm đà bản sắc.
Đặc biệt, mỗi cánh của hoa dâm bụt tượng trưng cho một nguyên tắc, triết lý của đất nước Malaysia. 5 nguyên tắc đó chính là: Niềm tin vào Thiên Chúa; Hiến pháp nhà nước là tối cao; Trung thành với nhà vua và đất nước; Sống theo nguyên tắc và tuân thủ pháp luật; Sống đúng đắn và sống có đạo đức.
Hổ Mã Lai – Tinh thần của người dân Malaysia
Đa phần các nước trên thế giới đều có các loài vật làm biểu tượng và Malaysia cũng không ngoại lệ. Trong văn hóa Malaysia, hổ Mã Lai được xem là linh vật đại diện cho lòng dũng cảm, dám đương đầu với mọi khó khăn, đồng hành cùng nhân dân Malaysia vượt lên mọi thách thức để giành chiến thắng.
Trên logo của các cơ quan tại Malaysia thường sử dụng hình ảnh hổ Mã Lai như lực lượng cảnh sát hoàng gia, ngân hàng Maybank, hãng ô tô Proton, liên đoàn bóng đá Malaysia,… Đặc biệt, chỉ cần nghe nhắc đến những chú hổ Mã Lai trong thể thao là chúng đã nhận ra được ngay đây chính là đội bóng quốc gia của Malaysia.
Xem thêm: Grab Malaysia Có Phổ Biến Không? Cách Di Chuyển Ở Malaysia
Với mỗi quốc gia trên thế giới, dù lớn hay nhỏ đều có những biểu tượng riêng thể hiện nét đặc trưng của chính nước đó. Hy vọng với bài viết biểu tượng của Malaysia ở trên đã cung cấp cho bạn được nhiều thông tin bổ ích và thú vị. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến biểu tượng của đất nước Malaysia thì hãy liên hệ với vieclammalaysia.com để được hỗ trợ nhé!
Nguyễn Tuấn Nghĩa không chỉ là một người sáng lập, mà còn là một nhà doanh nghiệp tài năng, đã tạo ra cơ hội việc làm cho hàng ngàn người tại Malaysia. Từ việc xây dựng mối quan hệ vững chắc với các doanh nghiệp địa phương đến việc phát triển giao diện trực tuyến tiện lợi và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, ông đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia này.
Thông tin chi tiết:
- Email: [email protected]
- Học vấn: Bằng cử nhân quản trị kinh doanh – Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
- Địa chỉ: 25/27 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Tổ 29, Ba Đình, Hà Nội, Vietnam