Tòa tháp đôi Malaysia là địa điểm mà bất cứ khách du lịch nước ngoài nào khi đến đất nước này cũng muốn ghé thăm. Đây không chỉ là công trình kiến trúc độc đáo mà còn là niềm tự hào của nền du lịch Malaysia. Hãy cùng khám phá những nét độc đáo của tháp đôi quan phần chia sẻ trong bài viết này nhé.
Giới thiệu tổng quan về tòa tháp đôi Malaysia
Tòa tháp đôi Malaysia còn được gọi là tháp đôi Petronas, nằm tọa lạc tại trung tâm thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Tòa tháp được hoàn thành xây dựng vào năm năm 1998 với chiều cao là 452m, bao gồm 88 tầng. Tháp Petronas luôn nằm trong top những tòa nhà cao nhất Malaysia tính đến thời điểm hiện tại.
Xem thêm: Quảng Trường Độc Lập Malaysia – Niềm Tự Hào Của Nhân Dân
Tháp đôi Petronas nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, mang vẻ đẹp rất riêng và tuyệt vời mặc dù đã được xây dựng từ rất lâu. Chính vì điều này mà tòa tháp đôi luôn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi đặt chân du lịch Malaysia.
Thiết kế tòa tháp đôi của Malaysia là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Hồi giáo cùng những nét phá cách hiện đại. Phần lớn kết cấu của tòa tháp đôi được làm từ bê tông cốt thép có khả năng chịu lực cực tốt. 2 bề mặt của tháp Petronas được làm hoàn toàn bằng kính và thép thiết kế hình dạng xoắn ốc nhỏ dần về đỉnh.
Điểm nhấn ấn tượng của tòa tháp đôi Malaysia chính là chiếc cầu nối giữa 2 tòa tháp (Skybridge) giúp bạn có thể di chuyển qua lại giữa 2 tòa tháp dễ dàng. Chiều dài của Skybridge là 158m, các mặt đất 170m. Cầu nối được đặt ở tầng 41 và 42 của 2 tòa tháp.
Mỗi ngày sẽ có 1400 vé lên chiếc cầu được phát miễn phí cho khách du lịch. Tuy nhiên số người lên cầu sẽ bị hạn chế từng lượt để đảm bảo an toàn cho cây cầu.
Đứng trên tháp đôi Petronas bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thủ đô Kuala Lumpur, chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của các công trình bao quanh chân tháp như: đài phun nước, nhà hát, thủy cung, công viên nhiệt đời…Vào ban đêm dưới ánh đèn tháp đôi Petronas trở nên vĩ đại và vô cùng quyến rũ như 2 tên lửa khổng lồ lấp lánh.
Đến với tòa tháp đôi Malaysia bạn không chỉ được ngắm nhìn công trình kiến trúc vô cùng độc đáo mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sắc của Malaysia hay mua sắm tại trung tâm thương mại ngay tại tầng đầu tiên của tòa tháp.
Lịch sử hình thành tòa tháp đôi của quốc gia Malaysia
Ý tưởng xây tòa tháp đôi 88 tầng được chính phủ Malaysia đề xuất vào năm 1991. Họ quyết định xây cặp tháp đôi để đặt làm trụ sở cho công ty dầu khí quốc gia Petronas. Tháp đôi Petronas được xây dựng theo thiết kế của César Pelli – một kiến trúc sư nổi tiếng người Argentina chuyên thiết kế các tòa nhà cao nhất thế giới thời điểm đó.
Petronas được xây dựng trên khu đất rộng đã từng được sử dụng làm trường đua xe. Kết cấu chính của tòa tháp được làm từ bê tông cốt thép có khả năng chịu lực cực tốt. Phía mặt ngoài của tòa tháp đôi Malaysia được làm bằng kính và thép chịu lực theo phong cách kiến trúc nghệ thuật đặc sắc với hình dạng xoắn ốc nhỏ dần về đỉnh.
Quá trình xây dựng tòa tháp đôi Malaysia được tiến hành vào năm 1993 kéo dài đến năm 1996 với những dấu mốc vô cùng đáng nhớ như:
- Năm 1993: Tiến hành đào móng tòa tháp đôi, đây là một nền móng khổng lồ, có độ sâu lên tới 120m.
- Tháng 3 năm 1994: nền móng của tòa tháp 1 được hoàn thành. Việc xây dựng tòa tháp được bắt đầu dưới sự quản lý của nhà thầu đến từ Nhật Bản
- Tháng 4 năm 1994: nền móng của tháp số 2 hoàn thành. Việc xây dựng được tiến hành dưới sự quản lý của nhà thầu đến từ Hàn Quốc.
- Tháng 5 năm 1995: Phần đúc sẵn của Skybridge được hoàn thành tại Hàn Quốc và vận chuyển về Malaysia.
- Tháng 8 năm 1995: Skybridge được nâng lên và đặt đúng vị trí nối giữa tầng 41 và 42 của 2 tòa tháp.
Chiếc cầu nối 2 tòa tháp không chỉ giúp cho việc di chuyển được thuận lợi mà còn được sử dụng như 1 đường thoát hiểm khi tòa nhà xảy ra các sự cố.
- Tháng 2 năm 1996: Hoàn thành việc xây dựng phần đỉnh của 2 tòa tháp
- Tháng 3 năm 1996: Tiến hành lắp đặt phần chóp cho cả 2 tòa tháp đôi. các chóp chống chói lóa có chiều cao 73.5m được làm bằng thép không rỉ rất chắc chắn và bền bỉ ở độ cao 452m tính từ mặt đường.
Cấu tạo của chóp bao gồm: 1 cột, 1 quả bóng ở ngọn, 1 vòng cầu được nâng lên từng phần và ráp vào trong 1 tháng sau khi 2 tòa tháp đã đạt đúng độ cao.
- Tháng 4 năm 1996: Hoàn thành việc xây dựng tòa tháp đôi, kể từ đó tháp đôi Petronas chính thức được công nhận là tòa tháp cao nhất thế giới.
Hướng dẫn du khách tham quan tòa tháp đôi
Với thiết kế kiến trúc độc đáo và không gian đẹp thì việc đến thăm quan tòa tháp đôi Malaysia luôn nằm trong kế hoạch của khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên sẽ có rất nhiều điều bỡ ngỡ mà bạn gặp phải khi muốn đến khám phá Petronas. Đặc biệt là những người mới lần đầu đến Malaysia.
Hãy cùng theo dõi những hướng dẫn dưới đây để bạn có thể thăm quan tháp đôi Malaysia thuận lợi và có những giây phút trải nghiệm vô cùng tuyệt vời, ý nghĩa.
Hướng dẫn cách đi đến tòa tháp đôi thuận tiện
Bạn có thể lựa chọn các phương tiện như: tàu điện, xe bus hoặc taxi để di chuyển đến tòa tháp đôi của Malaysia.
Di chuyển bằng xe Bus
GOKL City Bus là dịch vụ xe bus công cộng hàng đầu tại Kuala Lumpur, Malaysia. Bạn hãy lựa chọn những chiếc xe Bus có màu tím để di chuyển đến tháp đôi Petronas.
Với dịch vụ chất lượng tốt, đội ngũ lái xe chuyên nghiệp, nhiệt tình, lựa chọn xe Bus để di chuyển đến tòa tháp đôi Malaysia sẽ giúp bạn khám phá thủ đô Kuala Lumpur một cách tiện lợi và thoải mái nhất.
Di chuyển bằng tàu điện
Để có thể di chuyển đến tháp đôi Petronas bằng tàu điện thì bạn hãy đến KLCC Light Rail Transit. Đây là trạm tàu gần nhất giúp bạn không mất nhiều thời gian đã có thể đặt chân đến tháp đôi.
Di chuyển bằng Taxi
Lựa chọn di chuyển bằng taxi sẽ giúp cho bạn dễ dàng đến được tòa tháp đôi Malaysia mà bởi hầu hết các tài xế taxi đều nắm được cung đường di chuyển đến tháp Petronas.
Tuy nhiên khi lựa chọn di chuyển bằng taxi thì bạn cần lưu ý về vấn đề giá cước từ các điểm thăm quan chính đến tháp đôi:
- Giá cước từ Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur (KLIA) đến tháp đôi Petronas sẽ dao động từ 89RM đến 133RM
- Giá cước từ Mid Valley Megamall đến tháp đôi Petronas dao động từ 13RM đến 20RM
- Giá cước từ tháp KL đến tòa tháp đôi Malaysia dao động từ 6RM đến 9RM
- Giá cước từ phố Petaling (Khu Phố Tàu) đến tháp đôi Petronas dao động từ 8RM đến 12RM
- Giá cước từ Bukit Bintang đến tháp đôi Petronas dao động từ 7RM đến 11RM
Giá vé tham quan và giờ mở cửa tại tháp đôi Petronas
Thời gian mở cửa tòa tháp đôi Malaysia từ 9h sáng – 21h tối mỗi ngày, trừ ngày thứ 2.
Giá vé thăm quan tháp đôi Petronas được chia theo từng nhóm tuổi cụ thể như sau:
- Trẻ em dưới 2 tuổi: được miễn phí vé vào thăm quan
- Trẻ em từ 3 – 12 tuổi: vé thăm quan là 33 right (RM)
- Độ tuổi 13 – 60 tuổi: vé thăm quan là 80 right (RM)
- Độ tuổi từ 61 trở lên: vé thăm quan là 42 right (RM)
Các địa điểm nên đến khi thăm quan tháp đôi Malaysia
Sẽ có rất nhiều địa điểm du lịch Malaysia ấn tượng khi bạn đặt chân đến tháp đôi Petronas, trong đó có những điểm sau đây mà nhất định bạn không được bỏ qua:
Công viên KLCC park
Khi đặt chân đến tháp đôi Malaysia bạn hãy di chuyển đến công viên KLCC để có thể ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp của tòa tháp đôi Malaysia và có những bức hình lưu niệm vô cùng ấn tượng, đẹp mắt.
Tại KLCC park có rất nhiều điểm check-in để bạn có thể cho ra những hình ảnh đẹp. Bên cạnh đó bạn có thể dễ dàng tìm được nhà hàng, quán cafe tại đây để thưởng thức.
Vào thời điểm ban ngày bạn sẽ được ngắm nhìn sự hùng vĩ của tòa tháp, cũng như cảm nhận được không khí trong lành khí đặt chân đến KLCC Park. Thời điểm buổi chiều sẽ có những ánh nắng vàng nhưng không quá nóng, rất lý tưởng để bạn có những bức ảnh “sống ảo” lãng mạn. Thời điểm buổi tối dưới sự chiếu sáng của ánh đèn toàn bộ tòa tháp đôi sẽ trở nên lung linh rực rỡ.
Cây cầu trên không (Skybridge)
Như đã tìm hiểu trong các phần nội dung trên thì Skybridge là cầu nối giữa 2 tòa tháp đôi Malaysia. Đây là một trong những địa điểm thăm quan rất đáng chú ý mà bạn nên đến khi đặt chân đến tháp đôi Petronas.
Bạn hãy dành ra một khoảng thời gian nhất định (khoảng 30 phút) để thong dong trên cây cầu để có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thủ đô bên dưới. Đứng trên cầu bạn có thể dễ dàng quan sát những tòa nhà cao tầng xung quanh với thiết kế ấn tượng, các cung đường tấp nập phương tiện qua lại hay nhịp sống đầy sôi động của người dân ở đây.
Nếu bạn là người ưa thích chụp hình thì đứng trên cầu Skybridge sẽ cho bạn những khung cảnh tuyệt đẹp, vô cùng độc đáo để lại có được những bức ảnh lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời.
Một lưu ý cho bạn là không được tham quan cây cầu ở tầng 42 vì đây là khu làm việc của văn phòng bên tòa tháp. Bên cạnh đó theo quy định số lượng hành khách tham tối đa trên cây cầu trên không Skybridge là 15 đến 20 người để đảm bảo an toàn và giúp việc ngắm cảnh được thoải mái nhất.
Đài quan sát Observation Deck
Sau khi thăm quan cầu Skybridge bạn sẽ tiếp tục di chuyển đến đài quan sát Observation Deck bằng thang máy đến tầng 86 của tòa tháp đôi Malaysia, nằm ở độ cao 360m so với mặt đất.
Khi lên đến Observation Deck bạn có thể ngắm toàn cảnh thủ đô Kuala Lumpur hiện đại và có những hình ảnh check-in độc đáo. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các hoạt động khác khi đến Observation Deck như: thăm quan các phòng trưng bày về lịch sử, kiến trúc của tháp Petronas, thưởng thức các món ăn nổi tiếng tại các quán ăn xung quanh khu vực. Bên cạnh đó bạn có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn ở trên đỉnh tòa tháp đôi hoặc mua sắm các món đồ lưu niệm tại các cửa hàng ở đây.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Cao Nguyên Genting Malaysia Chi Tiết
Trên đây là những hướng dẫn thăm quan tòa tháp đôi Malaysia chi tiết đến bạn đọc. Hy vọng qua những thông tin do trang vieclammalaysia.com sẽ giúp cho chuyến du lịch của bạn đến tháp Petronas được thuận tiện và có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Nguyễn Tuấn Nghĩa không chỉ là một người sáng lập, mà còn là một nhà doanh nghiệp tài năng, đã tạo ra cơ hội việc làm cho hàng ngàn người tại Malaysia. Từ việc xây dựng mối quan hệ vững chắc với các doanh nghiệp địa phương đến việc phát triển giao diện trực tuyến tiện lợi và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, ông đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia này.
Thông tin chi tiết:
- Email: [email protected]
- Học vấn: Bằng cử nhân quản trị kinh doanh – Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
- Địa chỉ: 25/27 Đ. Nguyễn Chí Thanh, Tổ 29, Ba Đình, Hà Nội, Vietnam